Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương 胡春香 (1772-1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hành trạng hiện vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng thi sĩ Xuân Diệu đã tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình

Về hành trạng, không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc 佳人遺墨 của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ. Học giới nhất quán rằng Hồ Xuân Hương sinh vào năm 1772 ở phường Khán Xuân (nay thuộc địa phận công viên Bách Thảo, Hà Nội). Cũng theo Giai nhân dị mặc, bà là ái nữ của sinh đồ Hồ Phi Diễn 胡丕演 (1703-1786), người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Còn theo học giả Trần Thanh Mại, thân phụ của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh 胡士名 (1706-1783) cũng người Quỳnh Đôi, là em cùng cha khác mẹ của Kinh Dương hầu Hồ Sĩ Ðống 胡士棟 (1739-1785). Thân mẫu của Hồ Xuân Hương là bà lẽ Hà thị 何氏 (?-1814) người trấn Hải Dương. Học giả Phạm Trọng Chánh dựa vào tục xướng danh cổ điển và câu tựa “Phi mai xuân sắc nhất kinh thành” 丕梅春色一京成 của Tốn Phong Phan Huy Huân để khẳng định: Hồ Phi Mai 胡丕梅 là nguyên danh, Xuân Hương 春香 là biểu tự và Cổ Nguyệt đường 古月堂 là bút hiệu.

Một chiếc thuyền nan một mái chèo,

Đáy hồ đứng lặng nước trong veo.

Quanh co thành cỏ đường lai láng,

Chen chóc nhà thôn vẻ gấm thêu.

Ngũ Xã cầu dài đường khách thẳng,

Châu Long thềm rộng mái chùa cao.

Đồn rằng Trúc Bạch vui hơn trước,

Nay mới hay rằng lắm thú yêu.

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì,

Thương chồng nên phải khóc tì ti.

Ngọt ngào thiếp nhớ mùi cam thảo,

Cay đắng chàng ôi vị quế chi,

Thạch nhũ, trần bì sao để lại.

Quy thân, liên nhục tẩm đem đi,

Dao câu thiếp biết trao ai nhỉ,

Sinh ký chàng ôi tử tắc quy.

 

Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa,

Người đồng châu trước biết bao xa.

Nhật Tân đê lở nhưng còn lối,

Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thơ.

Nọ vực Trâu Vàng trăng nhạt bóng,

Kìa non Phượng Đất khói tuôn mờ.

Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy,

So dạ hoài nhân chửa dễ vừa.

Ngân ngất tầng mây một dải cờ,

Kinh thành ngày trước tỉnh bây giờ.

Tượng đồng Trấn Vũ hương còn ngát,

Bia đá Khuê Văn chữ chửa mờ.

Bảo tháp lơ thơ chòm cỏ mới,

Hồ sông lai láng bóng trăng xưa.

Nào ai cố lão ra đây hỏi,

Chốn cũ phồn hoa đã phải chưa.

Gió thổi hơi Lan đã ngát lừng,

Tự nhiên gặp gỡ cũng vì chưng.

Câu thơ vịnh tuyết còn văng vẳng,

Chén rượu chờ trăng vẫn ngấn lưng.

Cờ muốn thi gan xe pháo mã,

Đàn còn lựa gảy tính tình tưng.

Nhắn ai mơ kẻ tri âm đó,

Xin ngỏ lời ra chớ ngập ngừng.

Đằng quốc xưa nay vốn nhỏ nhen,

Lại còn Tề Sở ép hai bên.

Ngoảnh mặt sang Tề e Sở giận,

Quay đầu về Sở sợ Tề ghen.

Theo ghi chép lịch sử, Cổ Nguyệt Đường được xem là căn nhà nhỏ bên hồ Tây – nơi nữ sĩ Hồ Xuân Hương cư trú sau những cuộc hôn

Điều đặc biệt làm nên bản sắc Hồ Xuân Hương Khi nhắc đến Hồ Xuân Hương, TS. Khoa học Ngữ văn Đoàn Hương cho rằng, nữ sĩ Hồ Xuân Hương

  Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng và tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa cuối thế kỷ

  1/ Xung quanh những bài thơ nôm được truyền tụng của Hồ Xuân Hương, hai luồng ý kiến “khen” và “chê” tồn tại dai dẳng − có lẽ đã